Cảm xúc có vai trò quan trọng trong cách trẻ tư duy và hành động. Cụ thể, cảm xúc thường xuất hiện trước nhận thức (trước những suy nghĩ). Do đó chúng kích hoạt các phản ứng, hỗ trợ việc đưa ra quyết định giúp trẻ có hành động phù hợp. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có các kỹ năng cần thiết để thể hiện cũng như kiểm soát tâm trạng vui, buồn... của bản thân.
Giáo dục trẻ mầm non nhận biết cảm xúc được thông qua các hoạt động, các trò chơi,... Việc trẻ nhận biết về cảm xúc của chính mình là một trong những bước đầu tiên để phát triển kỹ năng tình cảm xã hội, đó cũng là nền tảng để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc. Nhận biết và phân biệt cảm xúc góp phần quan trọng trên hành trình trẻ học cách quản trị cảm xúc của chính mình và thấu hiểu cảm xúc của những người xung quanh. Từ đó, trẻ biết điều chỉnh hành vi và đưa ra quyết định đúng đắn.
Nhận thức được tầm quan trọng của cảm xúc đối với các con, các cô giáo lớp 3 tuổi B đã tổ chức hoạt động Khám phá cảm xúc Vui - Buồn. Bằng những hình ảnh vui buồn của chính các con được trình chiếu lên màn hình đã khiến trẻ vô cùng hào hứng và thích thú ngắm nhìn. Ở trò chơi soi gương, biểu lộ cảm xúc rồi ngắm nhìn khuôn mặt mình trong gương, trẻ đã ghi nhận và hiểu hơn về cảm xúc, về con người của mình. Qua đó, bước đầu trẻ đã có những khái niệm, những hình dung về cảm xúc của bản thân.
Dưới đây là một số hình ảnh các bé lớp 3 tuổi B tham gia hoạt động khám phá cảm xúc vui - buồn