Chủ đề nhánh: Những con số an toàn cho bé
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC NHÁNH 2: NHỮNG CON SỐ AN TOÀN CHO BÉ.
Thứ hai, ngày 23 tháng 10 năm 2023
Hoạt động học: VĐCB: Đi đập và bắt bóng nẩy
Lĩnh vực: Phát triển thể chất.
GVTH: Hoàng Thị Xuyên
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên vận động, biết thực hiện đúng vận động đi đập và bắt bóng nẩy.
- Rèn sự khéo léo, kiên trì cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, sắc xô, vạch chuẩn, bóng, dây kéo co.
- Nhạc bài hát “Bé bảo vệ bản thân”.
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề. Cô dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
- Cô tạo tình huống cho trẻ đi kết hợp với các kiểu đi khác nhau: Đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi
chậm... theo nhạc, sau đó chuyển đội hình 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động
- Tập bài tập phát triển chung: (lần 1 tập 2 lần x 8 nhịp, lần 2 tập kết hợp bài hát “Bé bảo vệ bản thân”)
+ Tay: Đánh xoay tròn 2 cánh tay.
+ Lưng, bụng: Nghiêng người snag 2 bên.
+ Chân: Đưa chân ra phía trước.
+ Bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
+ Động tác nhấn mạnh: Động tác tay (2 lần 8 nhịp).
* Vận động cơ bản: Đi đập và bắt bóng nẩy.
+ Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô cho 2-3 trẻ tập theo ý trẻ, cô nhận xét.
- Cô tập mẫu lần 1 không phân tích cho trẻ quan sát.
- Cô tập lần 2 kết hợp với phân tích động tác: TTCB: Cô cầm bóng bằng 2 tay, khi có hiệu lệnh chân cô bước lên một bước
rồi đập nhẹ bóng xuống đất trước mặt cách mũi chân khoảng 25 - 30 cm. Khi bóng nảy lên, cô dùng 2 bàn tay bắt lấy bóng, rồi lại
bước tiếp và đập bóng xuống đất, bắt bóng nẩy. Cứ như vậy cô đâp và bắt bóng nẩy đến vạch đích. Thực hiện xong vận động cô để
bóng vào rổ, nhẹ nhàng đi về cuối hàng.
- Trẻ thực hiện:
+ Theo hiệu lệnh (1-2 lần), cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Thi đua 2 đội. (Cô bao quát, động viên, sửa sai cho trẻ).
* Củng cố: - Cô hỏi trẻ tên vận động.
- Cô cho 1 số trẻ lên thực hiện lại vận động.
* Trò chơi vận động: Kéo co.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Các thành viên của 2 đội chơi sẽ nắm chung một sợi dây thừng, sao cho dây đỏ nằm ở giữa. Mỗi đội
được tự do sắp xếp vị trí đứng của các thành viên. Khi có hiệu lệnh từ cô giáo, hai đội sẽ dùng sức kéo dây thừng về phía mình.
Nếu đội nào kéo dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi, động viên, khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 3: H i t nh.
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp học và hít thở nhẹ nhàng.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
* Về tình trạng sức khỏe của trẻ
.......................................................................................................................................................................................................
* Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
.......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
* Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 24 tháng 10 năm 2023
Hoạt động học: Số điện thoại khẩn cấp bé nhớ
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết số điện thoại khẩn cấp như: 113, 114, 115, trẻ biết các số đó dùng để gọi cho ai và gọi trong trường hợp nào.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt, so sánh, kĩ năng ghi nhớ có chủ định. Rèn phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ có ý thức tham gia vào giờ học. Giáo dục trẻ biết cách ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp và sử dụng trong 1 số trường
hợp khi cần.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, video về các 1 số trường hợp: bị cắt cóc, bị cháy nhà, có người bị tai nạn…
3. Tiến hành:
* Hoạt động 1: n đ nh g h ng th
- Cho trẻ hát bài: “Số điện thoại cần nhớ”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài học.
* Hoạt động 2: Số điện thoại khẩn cấp bé nhớ
* Cô cho trẻ xem video về vụ tan nạn giao thông va chạm giữa 2 xe.
- Các con vừa được xem hình ảnh gì? Vì sao 2 xe lại va vào nhau? Khi tham gia giao thông các con chú ý điều gì?
- Điều gì đã xảy ra khi 2 xe va vào nhau? Khi thấy có người bị thương các con làm gì? Số điện thoại gọi cho xe cứu thương
là gì? Con sẽ nói như thế nào khi gọi điện?
- Cô cho nhiều trẻ nhắc lại số điện thoại của xe cứu thương.
- Cô khái quát lại: 115 là số điện thoại gọi cấp cứu khẩn cấp trong những trường hợp sức khỏe nghiêm trọng. Khi gọi tổng
đài, sẽ được hỗ trợ đưa đến bệnh viện để cấp cứu nhanh chóng để bảo vệ an toàn tính mạng. 115 chính là một trong các số điện
thoại khẩn cấp các con cần phải nhớ.
* Trường hợp bị bắt cóc.
- Cô tạo tình huống trẻ bị bắt cóc và hỏi trẻ:
- Khi nhìn thấy có trẻ nhỏ hay bạn bị bắt cóc các con sẽ làm gì?
- Số điện thoại gọi cho các chú cảnh sát là gì? Khi gọi các con sẽ nói như thế nào với các chú cảnh sát để các chú tới giúp
đỡ?
- Khi đi chơi các con chú ý điều gì để không bị bắt cóc và nếu có bị bắt cóc con sẽ làm như thế nào?
- Khái quát lại: 113 là tổng đài cảnh sát, công an, gọi 113 sẽ được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội:
đánh nhau, cướp giật, bắt cóc…113 chính là một trong các số điện thoại khẩn cấp các con cần phải nhớ.
* Trường hợp bị cháy.
- Cô mở âm thanh tiếng còi báo cháy.
- Hỏi trẻ: Đó là tiếng gì? Điều gì đã xảy ra khi nghe thấy tiếng còi báo cháy?
- Khi con nhìn thấy hỏa hoạn xảy ra các con làm gì và gọi cho ai để được giúp đỡ?
- Số điện thoại gọi xe chữa cháy là gì? Khi gọi thì con sẽ nói như thế nào?
- Để phòng chống cháy nổ các con chú ý điều gì?
- Cô khái quát lại: Tổng đài 114 là số điện thoại của lực lượng cứu hỏa. Khi chúng ta gặp sự cố về cháy nổ, hỏa hoạn hoặc
các trường hợp bị kẹt trong thang máy, tòa nhà. Người dân có thể gọi ngay cho 114 để được kịp thời cứu giúp. 114 chính là
một trong các số điện thoại khẩn cấp các con cần phải nhớ.
- Và ngoài ra các con cần phải nhớ số điện thoại của ai nữa? Trong những trường hợp nào các con gọi người thân và những
trường hợp nào các con gọi số điện thoại khẩn cấp?
* Trò chơi củng cố: “Hãy giúp đỡ tôi”
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô giơ hình ảnh khẩn cấp: bị tai nạn, bị cháy, bị bắt cóc, đi lạc... nhiệm vụ của trẻ là nói nhanh số
điện thoại cần được giúp đỡ.
- Luật chơi: Trẻ nói sai sẽ bị nhảy nhảy lò cò xung quanh lớp.
- Cô cho trẻ chơi, động viên khi trẻ chơi, chú ý quan sát trẻ.
* Hoạt động 3: Trò chơi tặng bé.
*Trò chơi: “Đội nào giỏi nhất”
- Cô có 3 bức tranh 3 số điện thoại khẩn cấp, nhiệm vụ của 3 đội chơi là lên chọn các hình ảnh tương ứng với 3bức tranh.
Thời gian là 1 bản nhạc đội nào hoàn thành xong nhiệm vụ trước sẽ giành chiến thắng.
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ.
- Cô nhận xét, kết thúc bài học.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
* Về tình trạng sức khỏe của trẻ
………………………………………………………………….……………………………………………………………….
* Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
…………………………………………………………………………………………………………………………………
* Về kiến thức, kỹ năng của trẻ…………………………………………………………………………………………………
Th tư, ngà 25 tháng 10 năm 2023
Hoạt động học: Cắt dán số điện thoại khẩn cấp
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
1. Mục đích, êu cầu:
- Trẻ có những biểu tượng về các số điện thoại cần thiết. Biết cắt, dán và tạo bố cục bức tranh hợplý.
- Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, cẩn thận của đôi bàn tay, kĩ năng tô màu, cắt và kĩ năng dán.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra. Tích cực tham gia vào hoạt động.
2. Chuẩn bị
- Tranh mẫu của cô. Giấy A4, màu sáp, kéo, keo, bàn ghế đủ cho trẻ ngồi.
- Nhạc bài hát: “Số điện thoại cần nhớ”.
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Vui chơi cùng bé
- Cô cho cả lớp hát bài: “Số điện thoại cần nhớ”.
+ Bài hát nói về điều gì? Những số điện thoại cần nhớ đó là những số nào?
- Cô khái quát lại và dẫn dắt giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Bé khám phá
- Cô cho trẻ xem video và hình ảnh về các số điện thoại cần nhớ.
- Các con vừa được xem những hình ảnh gì?
Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu.
* Tranh mẫu cắt dán số điên thoại 113:
- Cô có bức tranh gì? Con có nhận xét gì về bức tranh? 113 là số điện thoại gọi cho ai trong trường hợp gì?
- Để cắt dán được bức tranh này cô làm như thế nào? Cô cắt ra sao và dán như thế nào?
- Cô khái quát lại: Để cắt dán bức tranh số điện thoại 113, trước tiên cô tô màu cho số điện thoại sau đó dùng kéo cắt khéo
léo sát mép các từng số, sau khi cắt xong cô dán các số vừa cắt lên giấy a4 sao cho cân đối tờ giấy.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng.
* Tranh mẫu cắt dán số điện thoại 114:
+ Cô có bức tranh số điện thoại gọi ai? Số điện thoại này dùng trong trường hợp nào?
+ Con có nhận xét gì về bức tranh? Bố cục của bức tranh có gì đặc biệt? Các số điện thoại này được cắt dán như thế nào?
+ Cô dùng kĩ năng gì để cắt dán được bức tranh số điện thoại 114?
- Cô khái quát lại.
* Tương tự cô cho trẻ quan sát tranh còn lại.
- Hỏi trẻ về ý tưởng của trẻ? Con cắt dán số điện thoại nào? Vì sao con lại chọn cắt dán số điện thoại đó?
- Để cắt dán được số điện thoại khẩn cấp đó con làm như thế nào?
- Cô khái quát lại.
* Hoạt động 3: Bé khéo tay
- Cho trẻ về chỗ ngồi thực hiện.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ cắt dán số điện thoại.
- Gợi ý trẻ cách cắt, dán và giúp đỡ trẻ yếu kém. Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhẹ nhàng.
* Hoạt động 4: Bé trưng bà sản phẩm
- Cô cho cả lớp trưng bày sản phẩm của mình.
- Con vừa cắt dán được gì? Con cắt dán số điện thoại như thế nào? Con có nhận xét gì về bài của mình và bài củabạn.
- Cô nhận xét chung, khuyến khích, tuyên dương trẻ. Kết thúc tiết học.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
* Về tình trạng s c khỏe của trẻ
......................................................................................................................................................................................................
Về trạng thái cảm x c, thái độ và hành vi của trẻ
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
* Về kiến th c, kỹ năng của trẻ
........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
Th năm, ngà 26 tháng 10 năm 2023
Hoạt động học: Xếp tương ứng trong phạm vi 6
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
1. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết đếm đến 6, biết xếp tương ứng trong phạm vi 6.
- Rèn kỹ năng cho trẻ biết xếp tương ứng 1-1, ghép đôi 2 đối tượng trong phạm vi 6. Kỹ năng quan sát và ghi nhớ.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô.
2. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử,máy chiếu,có các hình ảnh Quần -áo, dép, tất, găng tay
- Một số đồ dùng để xung quanh lớp, đồ dùng cho trẻ chơi luyện tập.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Rổ đựng đồ dùng,mỗi trẻ 6 cái quần- 6 cái áo, mỗi trẻ 1 bảng con.
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết nhóm có 6 đối tượng
- Cô cùng trẻ hát bài “Bé khoẻ, bé ngoan”.
- Trò chuyện về bài hát.
- Cô giới thiệu cho trẻ đi siêu thị mua quần áo.
- Cô cho trẻ đếm số quần áo ở siêu thị.
- Cô cho trẻ dậm chân 6 cái, vỗ tay 6 cái trước khi về chỗ.
- Cô nhận xét.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ xếp tương ứng trong phạm vi 6
- Cô cho trẻ đi lấy mỗi bạn 1 rổ đồ.
- Chúng mình có muốn biết trong đó có gì không ? ( có 6 cái áo, 6 cái quần )
- Với những đồ dùng như vậy các con xếp được gì? (Trẻ xếp tự do)
- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô.
- Các con hãy lấy tất cả số áo trong rổ cầm lên tay nào.
- Các con xếp tất cả số áo xếp thành một hàng ngang từ trái qua phải. Đếm xem có tất cả bao nhiêu cái áo. (Cô quan sát sửa
sai cho trẻ)
- Có 5 cái áo được ghép quần trước. Các con hãy lấy 5 cái quần cho 5 cái áo, mỗi cái áo là 1 cái quần.
- Có tất cả bao nhiêu cái áo đã có quần?
- Còn 1 cái áo chưa có quần, vậy chúng mình phải làm gì?
- Các con hãy lấy 1 cái quần ghép cho cái áo còn lại nào. ( Cô sửa sai cho trẻ )
- Vậy là tất cả 6 cái áo đã có quần rồi. Các con đã làm thế nào để cái áo nào cũng có 1 cái quần nhỉ?
- Cô và trẻ cùng kiểm tra lại trên máy? Cho trẻ nói
=> Cô khẳng định lại: Các con vừa thực hiện ghép quần cho áo như vậy còn được gọi là xếp tương ứng ( Tương ứng 1-1), cứ
1 cái áo thì sẽ ghép với 1 cái quần là thành một bộ trang phục đấy.
- Cô hỏi lại trẻ: Một cái áo xếp với một cái quần thì gọi là cách xếp gì các con nhỉ?
- Cô yêu cầu trẻ cất đồ vào rổ và để ra sau lưng.
* Liên hệ: Cho trẻ tìm xung quanh lớp có những đồ dùng đồ chơi gì cũng được xếp tương ứng.
* Trò chơi: Mình cùng ghép đôi
- Cô đưa ra các hình ảnh trên mà hình yêu cầu trẻ phải nhìn và nói nhanh những đồ vật gì có thể xếp tương ứng được với
nhau.
* Hoạt động 3: Lu ện tập
* Trò chơi 1: Kết bạn
- Cô giới thiệu trò chơi “Kết bạn”
+ Cách chơi: Cô đã chuẩn bị những đôi dép để lẫn lộn nhau, mỗi trẻ sẽ chọn cho mình 1 chiếc dép và đi vào đúng chân. Trẻ
đi thành vòng tròn, khi có hiệu lệnh tìm bạn thì các con mỗi bạn phải kết cho mình 1 bạn. Yêu cầu 2 bạn đi 2 chiếc dép phải kết với
nhau thành 1 đôi dép giống nhau.
+ Luật chơi: Bạn nào không kết được bạn hoặc kết bạn sai phải nhảy lò cò.
* Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh
- Cô giới thiệu trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sẽ dán 6 ngôi nhà. Yêu cầu mỗi một ngôi nhà là 1 hình vuông sẽ
có 1 hình tam giác đặt chồng lên tạo thành ngôi nhà.
- Luật chơi: Nhóm nào dán nhanh và đúng thì sẽ thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Kết thúc nhận xét và khen trẻ.
4. Đánh giá trẻ hàng ngày:
* Về tình trạng s c khỏe của trẻ
......................................................................................................................................................................................................
* Về trạng thái cảm x c, thái độ và hành vi của trẻ
......................................................................................................................................................................................................
* Về kiến th c, kỹ năng của trẻ
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Th sáu, ngà 27 tháng 10 năm 2023
Hoạt động học: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Số điện thoại cần nhớ”
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
1. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và trẻ thuộc bài thơ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc to, rõ lời bài thơ, không ngọng.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô.
2. Chuẩn bị
- Tranh minh họa bài thơ “Số điện thoại cần nhớ”
- Nhạc bài hát: “Số điện thoại khẩn cấp”
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: G h ng thú.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề.
+ Đọc số điện thoại của người thân mà con biết.
- Cô dẫn dắt trẻ vào bài học.
* Hoạt động 2: Dạ trẻ đọc thuộc bài thơ “Số điện thoại cần nhớ”
- Cô giới thiệu bài “Số điện thoại cần nhớ”.
- Cô đọc lần 1 kết hợp với cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ.
- Hỏi trẻ: Cô đọc bài thơ gì?
+ Cô giảng nội dung: Bài thơ nói về các số điện thoại khẩn cấp bé hãy ghi nhớ khi cần trong một số trường hợp đặc biệt.
- Giảng từ khó: - Khẩn: việc làm cần thiết, cần giải quyết ngay, có tính quan trọng và không được chậm trễ.
- Hoả hoạn: là đám cháy lớn từ lửa thiêu đốt tài sản và đến cuộc sống của con người và động thực vật.
- Cẩm nang: Kiến thức cần có cho mỗi con người.
- Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Nội dung bài thơ nói đến điều gì?
- Bài thơ dặn bé ghi nhớ điều gì? Tác giả nhắc bé khi gặp hoả hoạn thì gọi số nào?
- Khi gặp cướp thì gọi số nào cho chú cảnh sát?
- Nếu trường hợp bị thương thì số điện thoại cần dùng là gì?
- Và số điện thoại đặc biệt quan trọng khi gặp hiểm nguy là số điện thoại của ai?
- Tại sao tác giả lại nói rằng chỉ cần nhớ những số điện thoại đó là không cần lo lắng gì?
- Vì sao những số điện thoại đó là hành trang đặc biệt cho các con?
- Cô giáo dục trẻ: Trong bài thơ tác giả đã nói rất rõ các số điện thoại khẩn cấp cho mỗi chúng ta ghi nhớ, trong một số
trường hợp đặc biệt thì có thể sử dụng: bị bắt cóc gọi 113, cần bác sĩ gọi 115, nếu xả ra hoả hoạn thì gọi 114 và số điện thoại quan
trọng nữa là số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân.
- Dạy trẻ học thuộc bài thơ.
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ cùng cô nhiều lần. (Chú ý sửa sai)
- Cô cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức: Tổ, nhóm, nối tiếp, cá nhân… (Cô sửa sai).
- Nhóm bạn trai, bạn gái đọc. (Cô chú ý sửa sai)
* Củng cố:
- Hỏi trẻ lại tên bài thơ? Cảm nhận khi đọc bài thơ?
- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ một lần.
* Hoạt động 3: Bé vui hát.
- Cô và trẻ cùng múa hát bài: “Số điện thoại khẩn cấp”
- Kết thúc cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
* Về tình trạng sức khỏe của trẻ
........................................................................................................................................................................................................
* Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
........................................................................................................................................................................................................
* Về kiến thức, kỹ năng của trẻ
........................................................................................................................................................................................................
Nam Hưng, ngày 18 tháng 10 năm 2023
NGƯỜI DUYỆT KẾ HOẠCH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nhung